Sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỉ, thậm chí tiền nhiều tới mức “tiêu đến 5 đời không hết” nhưng ít ai biết, đại gia cũng phải trải qua có những ngày đầu khởi nghiệp gian nan, từ đi lên từ gia cảnh khó khăn cùng hai bàn tay trắng.
Đăng Lê Nguyên Vũ - Sinh viên Y khoa nghèo
Ông vua cà phê Việt - Đặng Lê Nguyên Vũ, doanh nghân được tạp chí
Forbes ca ngợi là nhân vật “zero to hero” (từ vô danh thành anh hùng),
từ một cậu sinh viên nghèo của trường Đại học Y Tây Nguyên, học đến năm
thứ 3 thì nhận ra mình không muốn trở thành bác sĩ và quyết định bỏ học
xuống TP HCM với 100.000 đồng. Nhưng với nhiều khó khăn, sau đó Đăng Lê
Nguyên Vũ quyết định quay trở lại giảng đường và bắt đầu ước mơ khởi
nghiệp với càphê.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Đến tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Càphê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.
Theo nhận định của giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam, tài sản cá nhân của Đặng Lê Nguyên Vũ hiện có thể lên tới 100 triệu USD. Đây là một con số khổng lồ so với một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 1.300 USD như Việt Nam.
Ngoài việc xây dựng càphê Trung Nguyên trở thành thương hiệu quốc tế, Đặng Lê Nguyên Vũ luôn khát khao và có một hoài bão là góp sức mình đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu, chinh phục và có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Ông xác định 3 mục tiêu phải làm là: toàn cầu hóa Trung Nguyên; đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh; theo đuổi học thuyết càphê trên phạm vi toàn cầu.
Đoàn Nguyên Đức - Thợ cưa gỗ và đóng bàn ghế học sinh
Đoàn Nguyên Đức - doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt
năm 2008, 2009 và một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông
Nam Á (theo Wall Street Jourrnal năm 2011), từng là sinh viên trường
Đại học Nông Lâm. Nhưng sau một năm trên giảng đường, doanh nhân này bỏ
đi làm thợ cưa thuê cho một số chủ gỗ. Sau đó quay về nhà, mở một xưởng
mộc nho nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh.
Bắt đầu từ những năm 2000, Hoàng Anh Pleiku mở rộng hoạt động kinh doanh như sản xuất đá granit, chế biến mủ cao su, sản xuất bao bì, đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản… đến năm 2006 chuyển thành Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu từ đây trải dài trên cả nước và đang mở rộng ra nhiều nước trên thế giới với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá.
Doanh thu kể từ năm 2005 của công ty đã vượt quá 1.200 tỉ đồng, các năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2007, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức, thành lập học viện bóng đá mang tên học viện Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG để tuyển sinh và đào tạo cầu thủ trẻ theo mô hình của học viện cầu thủ trẻ Arsenal.
Vào năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã HAG và liên tiếp trong hai năm 2008, 2009 ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai cũng là người giữ vị trí giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Hiện nay, Hoàng Anh Gia Lai đang mở rộng đầu tư ra các nước trong khu vực và hiện là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất tại Lào. Bên cạnh đó Hoàng Anh Gia Lai còn đầu tư bất động sản tại Thái Lan và Myanma.
Đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu - Cô thợ may lành nghề
Nguyễn Thị Liễu, một doanh nhân đình đám, được chú ý trong vài năm
trở lại đây, khi nữ đại gia này tổ chức đám cưới triệu đô cho con trai.
Cũng sau đám cưới đình đám phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh, người ta biết
nhiều hơn về Nguyễn Thị Liễu là một nữ doanh nhân thành đạt và tài giỏi.
Đến năm 25 tuổi, Nguyễn Thị Liễu bắt đầu sang Lào mua hàng về bán với đủ loại mặt hàng. Nguyễn Thị Liễu mới được biết đến vài năm nay vì hoạt động kinh doanh chủ yếu ở nước ngoài. Nữ đại gia này từng kinh doanh bất động sản ở Thái Lan, buôn quần áo Trung Quốc ở các nước Áo, Đức, Tiệp, xuất khẩu gạo sang Nigeria.
Còn trong nước, trước đây Nguyễn Thị Liễu có đầu tư vào bất động
sản nhưng đã bán hết khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu xuống đáy.