Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Ngắm vẻ đẹp trong veo của hoa khôi trường Cảnh sát

Vẻ đẹp giản dị, trong sáng của Lê Mai Thương khiến người đối diện dễ xao xuyến ngay từ lần đầu gặp mặt.
 >> Chuyện chưa kể của nữ sinh Cảnh sát điều tiết giao thông

Hoa khôi Học viện Cảnh sát nhân dân Lê Mai Thương có khuôn mặt xinh đẹp. Mai Thương hiện đang là học viên khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội T32. Cô bạn không chỉ có dung mạo như hoa mà còn có thành tích học tập đáng nể.
Cùng ngắm vẻ đẹp của Lê Mai Thương trong bộ đồng phục học viên trường HV Cảnh sát nhân dân:
Mai Châm
Mai Châm

Mai Châm
Mai Châm

Mai Châm
Mai Châm

Mai Châm

Mai Châm

Mai Châm

Mai Châm

Mai Châm
Mai Châm

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Ngắm Á khôi Imiss xinh tươi giữa “thảm” cải vàng

Cô gái xinh đẹp của cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Hà Nội 2012 Phạm Thùy Dương trong trang phục màu đỏ như một điểm nhấn nổi bật giữa thảm hoa cải vàng.
 >> Cải vàng rực rỡ đầu đông hút bạn trẻ Hà thành


Thông tin cá nhân

Họ và tên: Phạm Thùy Dương

Ngày sinh: 11/9/1992

Hiện đang là sinh viên năm thứ tư, trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Thành tích:

- Á khôi 1 cuộc thi Sinh viên thanh lịch trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2010.

- Á khôi 1 cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Hà Nội 2012

- Top 30 cuộc thi Nữ sinh viên duyên dáng 2013.

Sở thích: tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, ca hát, văn nghệ, đi chơi cùng bạn bè, đọc tiểu thuyết...

Sau khi tham gia Hoa khôi Sinh viên Hà Nội, vừa qua, Thùy Dương cũng thử sức với cuộc thi Nữ sinh viên duyên dáng 2013 và lọt vào top 30.

Học ngành quản trị kinh doanh, Thùy Dương mong muốn sẽ tìm được một công việc vừa ý sau khi ra trường. Bên cạnh đó, cô gái xinh đẹp cũng có ý định theo đuổi thêm sở thích làm MC như một nghề tay trái.

Dương đã từng có thời gian ngắn cộng tác với một số kênh truyền hình nhỏ nhưng vì bận học nên phải từ chối nhiều lời mời. Những lúc rảnh rỗi, bạn tranh thủ dẫn các chương trình, hội thảo về khoa học, kinh tế cho một số công ty trong nước và hiệp hội.

“Thùy Dương cũng dẫn một số chương trình ca nhạc nhẹ nhàng, ấm cúng theo lời mời giúp đỡ của bạn bè, người quen. Nhưng nhìn chung, mình thích những sự kiện kinh tế, vừa phù hợp với ngành học, mang lại cho bản thân vốn kiến thức đồng thời tương đồng với phong cách”, Dương chia sẻ.

Bạn cho biết, tham gia các cuộc thi tài sắc giúp bản thân thêm tự tin, mở rộng mối quan hệ, kỹ năng mềm và khả năng xử lý tình huống. Điều này hỗ trợ cho Thùy Dương rất nhiều trong công việc dẫn chương trình. 

Là một cô gái xinh đẹp và thích việc lưu giữ hình ảnh của mình qua từng thời kỳ, Thùy Dương cũng đã thực hiện một bộ hình lung linh, rạng rỡ giữa cánh đồng hoa cải.
 
Hãy cùng chiêm ngưỡng:
 
 


Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Sẽ đánh giá lại nhà ngoại cảm Bích Hằng

Sau khi Chương trình "Trở về từ ký ức" của VTV vạch trần về khả năng của một số nhà ngoại cảm, PV có cuộc trò chuyện với GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.
Thưa ông, Chương trình "Trở về từ ký ức" của VTV đã vạch trần về khả năng thực sự của một số nhàngoại cảm. Theo đó, hầu hết hài cốt liệt sĩ do “nhà ngoại cảm” tuyên bố tìm được đều là xương động vật, đất đá. Kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội cho thấy, tỷ lệ chính xác "gần như bằng 0". Là Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, ông nghĩ sao về sự việc này?

Phóng sự trong chương trình "Trở về từ ký ức" số 22, ngày 12/10 của VTV phản ánh, một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.
Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng, đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.
Chúng tôi lên án những hành vi sai trái và bất chính thu lợi không chính đáng. Tuy nhiên, việc tìm mộ có đúng có sai, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng kết luận về một nhà ngoại cảm cần phải cẩn trọng. Nhất là nhà ngoại cảm đã tham gia làm việc này nhiều năm có khi 15 năm thì càng phải thận trọng hơn. Ví dụ như nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Phóng sự của VTV cũng làm rõ một vụ hài cốt do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm được là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật. Được biết, bà Phan Thị Bích Hằng là thành viên của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, là lãnh đạo Viện, ông bình luận gì?
Nha ngoai cam Phan Thi Bich Hang  phan thi bich hang  danh gia lai kha nang ba phan thi bich hang  danh gia lai ba phan thi bich hang   VTV vach mat nha ngoai cam lua dao  ngoai cam  nguyen thanh thuy  cau thuy  nha ngoai cam lua dao  phan thi bich hang  phan thi bich hang lua dao  tim hai cot liet si  nha ngoai cam tim hai cot liet si  vach mat nha ngoai cam  nha ngoai cam  ngoai cam  nha ngoai cam tim hai cot liet si  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  viet nam  vn - 1Tôi chỉ nhắc lại rằng, đánh giá về một con người làm việc như là nhà ngoại cảm Bích Hằng, nên xem xét chính xác bà đã tìm mộ bao nhiêu hài cốt đúng, bao nhiêu sai, bao nhiêu đã thử AND,… rồi mới kết luận.
Bà Bích Hằng đã tìm mộ chính xác cho nhiều người. Ví dụ bà tìm đúng mộ liệt sỹ cho gia đình nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương. Đó là mộ của người em gái giáo sư bị hy sinh trong kháng chiến. GS Trần Phương cũng đã viết bài viết về bà Hằng. Hay một ví dụ khác, gia đình tướng Trần Độ cũng được bà Hằng tìm mộ người thân chính xác...
Bà Phan Thị Bích Hằng là thành viên của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người chúng tôi. Viện sẽ xem xét lại một cách hệ thống và đánh giá nghiêm túc về khả năng của bà Hằng.
Chúng tôi sẽ không để hiện tượng vụ lợi, lừa đảo xảy ra bởi những người trong cơ quan tôi.
GS Phạm Minh Hạc, Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người
Trước những sự việc khả năng của một số nhà ngoại cảm vừa được phanh phui, ông nghĩ sao về việc tìm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm?
Có thể tìm hài cốt liệt sỹ bằng nhiều cách, tùy điều kiện gia đình mà người ta tìm. Các nhà ngoại cảm tìm được đến đâu, người ta tin đến đâu thì tùy từng trường hợp cụ thể, tôi không thể nói một cách chung chung được.
Khi đánh giá các nhà ngoại cảm, phải xem người đó làm bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu đúng, bao nhiêu sai, bao nhiêu thử ADN... Chúng tôi cố gắng tìm mộ bằng ngoại cảm nhưng cũng phải thử ADN thì mới kết luận chính xác.
Thưa giáo sư, Viện của ông đã có thống kê về độ chính xác do những người trong Viện tham gia tìm hài cốt không?
Chúng tôi chưa thống kê được vì Viện mới ra đời chưa đầy một năm, từ cuối năm 2012. Trong điều kiện có thể chúng tôi sẽ cố gắng làm đến một chừng mực nào đó. Nếu đi tìm 100 vụ mà sai 5 đến 10 vụ cũng rất tốt vì ở Việt Nam số lượng liệt sĩ còn rất nhiều.
Viện chúng tôi đóng góp được đến đâu phải xem xét, nhưng có đúng có sai không thể nào quả quyết ngay là đúng hết. Có tài liệu đánh giá đúng 70%, nhưng có người nói đúng 30%... Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định chung, chủ quan chưa có thống kê chính thức.
Sự việc được phanh phui, nhiều người đã và đang tìm hài cốt người thân bằng “ngoại cảm” hết sức hoang mang, ông có lời khuyên gì với họ?
Trong từng trường hợp cụ thể, phải đánh giá một cách khách quan khoa học mới biết được. Tuy nhiên, không nên thấy thế này mà đánh giá sai lệch và vội kết luận.
Cuối cùng tôi muốn nói rằng, Viện sẽ có đánh giá chính xác lại khả năng của bà Hằng và không nên suy xét kết luận khi mà chỉ qua một vụ việc.
Xin trân trọng cảm ơn ông

"Ngoại cảm gì mà nhiều như nấm sau mưa!"

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Duy Kiên (Phó Cục trưởng Cục Người có công - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội) về câu chuyện "những nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sỹ".
Ông có tin vào khả năng của các "nhà ngoại cảm" trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ không?
Tôi thừa nhận, khoa học vẫn chưa lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên. Nhưng tôi tin rằng, chỉ một vài nhà ngoại cảm có thể tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Nhưng họ không thể xác định chính xác hài cốt đó là của ai. Và kể cả nhà ngoại cảm chân chính, vẫn có thể xác định sai. Cho nên, phải dùng phương pháp khoa học để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên xác suất đó quá thấp. Một nhà ngoại cảm tìm kiếm được 10% đã là quá giỏi. Có trường hợp đã được nhà ngoại cảm tìm đúng. Nhưng đó là sự kết hợp nhiều nhiều yếu tố như thông tin đơn vị, trận đánh năm bao nhiêu, hy sinh khu vực nào...
Luật pháp hiện nay cấm hoạt động mê tín dị đoan. Hành vi này có thể bị truy cứu hình sự. Nhưng nhận thức xã hội về mê tín dị đoan vẫn không rõ ràng. Theo ông, ngoại cảm và mê tín dị đoan khác nhau chỗ nào?
Mê tín dị đoan không có căn cứ khoa học. Còn ngoại cảm là một phần khả năng của con người. Điều đó không liên quan đến thánh thần, ma quỷ. Đó là một khả năng đặc biệt của con người nào đó. Họ có thể có cảm giác với một số thứ, chẳng hạn như xương người nằm trong đất.
"Ngoại cảm gì mà nhiều như nấm sau mưa!" - 1
Ông Nguyễn Duy Kiên (Phó Cục trưởng Cục Người có công - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội)
Nếu nói rằng ngoại cảm không phải là thánh thần, ma quỷ. Vậy tại sao lại có chuyện vong nhập, hồn người chết nhập vào người sống?
Một nhà ngoại cảm chân chính không thể làm trò vong hồn nhập xác người sống.
Tôi từng tham gia một cuộc tìm kiếm hài cốt ở Nam Đàn (Nghệ An). Đó là mùa hè, trời rất nóng. Có rất đông người chen chúc, chật chội. Hương khói nghi ngút. Đoàn tìm kiếm đi suốt gần chục ngày trời.
Với những hoàn cảnh như thế, người yếu không lăn đùng ra mới là chuyện lạ. Lúc thần kinh yếu, người ta nói lung tung điều gì đó, mình không thể kiểm soát, nhận thức được. Thậm chí, có người hô: "Liệt sỹ đã về!" Mình vẫn tưởng thật. Tôi cho rằng, trong đó còn có sự thôi miên, điều khiển về tinh thần.
Nhà ngoại cảm chỉ có thể có một vài khả năng nào đó đặc biệt hơn người bình thường mà thôi. Chắc chắn là rất ít người có khả năng đó.
Vậy ông đánh giá số lượng nhà ngoại cảm ở Việt Nam hiện nay nhiều hay ít?
Hiện nay, nhà ngoại cảm nhiều như nấm sau mưa. Nói đâu xa, vụ "bác sỹ vứt xác" mà báo chí đưa tin gần đây, "nhà ngoại cảm" kéo đến đông quá. Không biết ở đâu ra mà nhiều nhà ngoại cảm thế?!
Ngoại cảm không còn là việc sử dụng khả năng con người đem lại lợi ích cho xã hội. Nó đã trở thành thứ lợi dụng để kiếm chác. Nhiều người đã coi nó là một miếng mồi béo bở. Nhiều kẻ đã nhân cơ hội kiếm ăn trên nỗi đau khổ của các gia đình nhân thân liệt sỹ.
Hiện không có văn bản luật nào quy định về hoạt động "ngoại cảm". Bây giờ có nên ra quy định?
Bất cứ một hiện tượng xã hội nào tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đều cần có quy định, chế tài để điều chỉnh.
Một người muốn được gọi là nhà ngoại cảm, phải có cơ sở chứng minh. Cũng giống như nhà báo phải có thẻ hành nghề, giấy giới thiệu. Nhiều người cứ tự xưng mình là nhà ngoại cảm nhưng chẳng có cơ quan, đoàn thể nào thừa nhận cả. Đó còn chưa kể những kẻ lợi dụng để lừa đảo, trục lợi.
Nhà nước cần có quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc với những kẻ tự nhận mình là nhà ngoại cảm. Phải có cơ quan chức năng thẩm định họ có khả năng đặc biệt hay không.
Hiện nay, ai muốn xưng là nhà ngoại cảm cũng được.
"Ngoại cảm gì mà nhiều như nấm sau mưa!" - 2
Theo Phó Cục trưởng Cục Người có công, nhà ngoại cảm nếu "phán" sai, phải chịu hình thức xử lý (Ảnh minh họa)
Nếu vậy sẽ có quy định để công nhận ai đó là nhà ngoại cảm, ai được phép hoạt động, ai không được?
Tôi không đặt vấn đề cho phép bằng văn bản đối với nhà ngoại cảm nào đó hoạt động. Nhưng phải có quy định chặt chẽ hơn về việc: cá nhân nào cung cấp thông tin, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm với thông tin mình đưa ra.
Kể cả "nhà ngoại cảm" không vụ lợi, cũng phải chịu trách nhiệm. Nhà ngoại cảm không thể "phán" bừa. Nhà ngoại cảm nếu "phán" sai, phải chịu hình thức xử lý.
Không thể có chuyện, hôm nay, nhà ngoại cảm chỉ hài cốt chỗ này, ngày mai lại thay đổi, chỉ sang chỗ kia. Đúng hay sai, nhà ngoại cảm phủi tay đi.
Còn trách nhiệm của Cục Người có công trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, quy tập nghĩa trang như thế nào?
Theo quy định, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) có trách nhiệm quản lý nghĩa trang liệt sỹ. Trong đó có xây dựng, chăm sóc, tu bổ, cải tạo, nâng cấp,... Còn tìm kiếm hài cốt liệt sỹ là Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.
Nhưng Cục có thường xuyên phải nắm bắt thông tin về việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ mà nhiều gia đình lâu nay tự làm dựa vào các nhà ngoại cảm hay không?
Tất nhiên chúng tôi vẫn biết. Nhưng lâu nay, những vụ tìm kiếm mà người nhà thuê các nhà ngoại cảm thực hiện không có căn cứ, đều không được chấp nhận quy tập về nghĩa trang.
Cách đây mấy năm, ở Bắc Ninh từng có trường hợp gia đình thuê nhà ngoại cảm tìm kiếm. Chúng tôi không chấp nhận việc đưa vào nghĩa trang liệt sỹ. Bởi không có cơ sở nào xác định đó là hài cốt của liệt sỹ. Vụ việc đã gây lùm xùm trên báo chí một thời gian. Gia đình đã cho rằng: "Liệt sỹ đã cống hiến cho Tổ quốc. Vậy mà khi tìm được hài cốt lại bị đối xử không ra gì."
Theo quy định của Chính phủ, nghĩa trang liệt sỹ là nơi an táng hài cốt liệt sỹ. Không thể đưa một nắm hài cốt không có cơ sở xác định vào nghĩa trang liệt sỹ. Nhiều nhà ngoại cảm chỉ chỗ cho gia đình khai quật lên tổ mối, nắm đất mà không thể giám định được ADN.
Hài cốt liệt sỹ do cơ quan, tổ chức nhà nước tìm kiếm mới được chấp nhận. Gia đình cũng có thể tự tìm kiếm nhưng phải có cơ sở khoa học, có kết quả giám định đúng là hài cốt liệt sỹ.
Không thể căn cứ vào lời nhà ngoại cảm này, ngoại cảm nọ để đưa hài cốt vào nghĩa trang liệt sỹ.
Nhưng Cục Người có công có ủng hộ việc sử dụng các nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sỹ hay không?
Quan điểm của Cục Người có công là không chấp nhận những hài cốt liệt sỹ chỉ do nhà ngoại cảm tìm mà không có cơ sở khoa học gì. Nhà nước không công nhận "ngoại cảm" là một phương pháp để tìm kiếm hài cốt liệt sỹ.
Nhà nước rất hoan nghênh những người cung cấp thông tin có lợi cho công tác tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ngoại cảm cũng là một loại cung cấp thông tin. Nhưng đó không phải là cơ sở để xác định. Đúng hay không do cơ quan khoa học giám định.

gửi anh.....

Nếu ai bảo tình anh như cơn mưa dào
Chợt đến rồi tan giữa trưa hè nóng bức
Em xin làm lòng giếng khơi trong vắt
Để hứng lại những hạt mưa anh

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

cậu tỉnh lại đi cô ấy không để ý đến cậu đâu :)

đồ ngốc cậu tỉnh lại đi cô ấy không quay lại với cậu đâu :)))))))))
Giá cân điện tử 80 tấn giá cân điện tử 60 tấn giá Cân điện tử 40 Tấn| Giá cân điện tử 100 tấn

Để đối phương làm



Buổi diễn tập của một đơn vị tân binh. Trung uý hô:
- Chuẩn bị phản công! Toàn trung đội cầm lấy xẻng để đào công sự.
- Một người lính nói: Thưa trung uý! Sao không để chúng ta tấn công, còn đối phương đào công sự có hơn không ạ?

CÁCH NHAU 10M THÔI EM À

"Em ghen ghê lắm". Em đã từng nói với anh như thế. Và anh cũng nói: "Yêu phải biết ghen".
***
Nhà bên này đối diện với nhà bên kia, nếu đo bằng khoảng cách toán học thì chỉ cách nhau 10 mét, nếu đo bằng thời gian thì cách nhau nửa giờ. Nửa giờ để em mở cửa bước xuống cầu thang trước, sau đó thì anh lại bước theo. Cầu thang luôn được thắp một ngọn đèn neon để soi dấu chân người đi xuống, đi lên. Ngọn đèn còn để cho mọi người trong chung cư nhìn thấu nhau khi gặp nhau, chào nhau khi tình cờ cùng đối mặt nhau lúc đi lên và đi xuống.
cach-nhau-10m-thoi
Nhưng anh ít về nhà, chắc bận bịu cho đồ án, vì có khi em tò mò nhìn qua bên đó, luôn thấy cánh cửa khóa ngoài. Cánh cửa sát bên ngoài, cánh cửa gỗ bên trong là đặc tính thiết kế phụ của chung cư, bởi lo ngại kẻ trộm len vào. Hai cánh cửa nhà anh và nhà em cũng giống nhau, bởi có lẽ do một người thợ thiết kế và lắp đặt.
Sống ở dãy trọ, không ai tò mò và quan tâm đến đời tư của nhau. Có chăng là những buổi gặp mặt đầu tháng, bà chủ nhà ngồi đọc các quy định muôn thuở: không được xả rác bừa bãi, không gây ồn ào, không mở nhạc to làm cho nhà khác phiền toái, không và không gì đó nữa em nhớ không hết...
Phần muôn thuở thứ hai là bản liệt kê các thứ tiền phải đóng: tiền rác, tiền điện, tiền nước, tiền...tùm lum thứ.
Em vẫn đi họp, ngồi ở một góc phòng, lắng nghe mọi người nói mà không phát biểu ý kiến. Anh cũng đi họp, cũng ngồi ở góc bên kia, nghe mọi người phát biểu ý kiến.
Sống cách nhau đúng 10 mét nhưng chưa lần nào em và anh cùng bước xuống chung cầu thang, em cũng chẳng biết tại sao anh sống một mình và tại sao em lại sống một mình.
Rồi một buổi tối thứ bảy, mưa lâm râm ngoài trời. Áp thấp nhiệt đới đang tung tăng chạy nhảy ở ngoài phố, thỉnh thoảng buồn buồn lại nổi lên những cơn gió, lại ném những trận mưa hào phóng xuống trần gian. Tầng nhà trọ anh và em ở có vài người thì họ đã về quê hay đi học từ sáng. Những căn nhà đều tắt đèn, những cánh cửa sắt đều khóa cửa.
Em không thích ra phố, em chán chê những ngọn đèn xanh đèn đỏ hắt hiu, chán chê những câu chuyện than thở của mấy đứa bạn tụm ba tụm bảy.Đứa khoe được học bổng,đứa thì rên rỉ sao bố mẹ chưa gửi tiền lên, có đứa lại chép miệng vì chưa có mối tình giắt vai nào. Thế gian này nỗi vui buồn cộng lại tưởng to tát nhưng thật ra chỉ là những vụn vặt đời thường khiến cho người ta bận bịu.
Em không bận bịu bao nhiêu chuyện như của bạn bè, nhưng thẳm sâu lòng em cũng khao khát một vòng ôm, khát khao một sự chở che. Nhưng em lại không chịu nổi những người đàn ông hẹn hò với mình mà không biết tắt điện thoại, vừa mới gặp mình đã vội đi gặp người khác. Em dị ứng với những tin nhắn ỡm ờ, những tin nhắn như làm nhói tim người khác: "Anh ơi, em nhớ anh quá", "Anh à, tối nay mình đi xem ca nhạc", "Anh ơi, anh ơi"...
Em tập yêu theo cách của em là nhắm mắt để nghe những lời ngọt ngào, nhưng trong lòng mình bỗng buồn cười khi tưởng ra rằng câu nói đầu môi chót lưỡi đó anh ta đã từng nói với ai. Em dị ứng với những vòng tay ôm suồng sã và quá vội vàng như thể giữa người nam và nữ gặp nhau là phải có nhu cầu thể xác. Với em, tình yêu là một vật phẩm, cực kỳ thiêng liêng và quý giá, đó không phải là vật trang trí trong cuộc sống. Vì thế mà em đã bứt lìa một cuộc tình, chọn cách tới đây để sống.
cô đơn một mình
Có người hỏi tại sao em bứt lìa cuộc tình đó, khi em yêu người đó tha thiết, yêu hơn cả tính mạng mình? Em ghen với những tin nhắn trên điện thoại, những tin nhắn làm cho em đớn đau, làm cho em bị tổn thương, còn anh ta cười như một người chiến thắng, cười hả hê với những điều mình có được.
Hôm sinh nhật em 18 tuổi đó, em đợi được tặng một đóa hoa hồng. Có nhiều khi trong ngày sinh nhật người ta có thể được tặng những thứ đắt tiền, nhưng nếu của một người hoặc nhiều người xa lạ tặng thì đó chỉ là một món hàng. Nhưng một đóa hoa hồng của người mình yêu thương thì lại là điều khác. Em cần đóa hoa hồng anh ta tặng hơn những món quà kia.
Em mơ ngày sinh nhật của em huy hoàng, em tưởng tượng anh ta đã đặt một bữa tiệc nhỏ ở một quán nào đó, có những cây nến thắp, có một hộp quà nhỏ xinh thế thôi. Em tưởng tượng anh ta sẽ gọi điện như đã chuẩn bị trước. Em sẽ mặc chiếc váy hồng xinh xinh em may để dành cho ngày trọng đại ấy, em muốn anh ta nhìn thấy em mặc chiếc áo ấy đầu tiên. Em hình dung anh ta sẽ đi xe đến trước nhà, bóp còi giục gọi. Tiếng cười ấy chắc rộn ràng lắm.
Em sẽ tung tăng chạy xuống những bậc thang và anh ta sẽ đưa cho em ống nghe của chiếc MP3. Em áp tai vào và nghe những lời thầm thì ngọt lịm. Chẳng hạn chen trong bài hát Happy Birthday là những lời thầm thì tình yêu.
Nhưng cuộc sống không phải muốn là được. Đến ngày sinh nhật của em thì em và anh ta quen nhau gần một năm. Anh ta biết em yêu anh ta hơn cả thế gian này, và vì thế em đã mang trong lòng mình một vết thương không lành bởi đặt tình yêu của mình sai chỗ.
Sinh nhật – ừ chỉ là một cái cớ thôi. Anh ta gọi: "Đi chơi sinh nhật nhé!". Vậy là phấn son, là áo đẹp, là tóc đẹp. Nhưng em đã không có những điều ấy. Em đã đau đến dường nào khi thấy người đàn ông em yêu không yêu em, hay nói đúng hơn là em ghen như sóng vỗ lúc bão về.
Anh ta ngồi cùng em, bờ sông lợn cợn những cơn sóng nhỏ. Anh ta nói: "Anh bận lắm". Điện thoại của anh ta ngập tràn những tin nhắn. Mỗi tin nhắn như một vết đao đâm vào lòng em. Cho đến khi anh ta đi toa-lét, không cưỡng nổi tò mò em đã mở máy của anh ta đang để trên bàn ra xem. Trời ơi, đó là những lời yêu thương. "Anh đâu rồi? Em nhớ anh". "Anh đang bận công việc với khách hàng, lát anh tới". "Không chịu đâu, anh phải tới liền cơ". "Ừ, anh tới liền." Anh đang ngồi với con nào phải không?". "Đâu có đâu"...
Anh ta trở lại bàn ngồi. Em cười mà lòng em đã đau. Cho đến khi anh đứng lên: "Em về một mình nhé. Anh phải đi đây một lát". Em cười như mếu: "Dạ, anh đi cẩn thận".
Ngày sinh nhật đó, em đã buồn cười đến dường nào khi chen theo dòng xe theo sau anh ta như một người mất trí. Anh đang vui nên không biết em theo sau. Em đã nhìn thấy rồi, tình yêu của mình đang chở một tình yêu khác. Nước mắt của em đêm đó đã làm ướt cả chiếc gối mà không ai biết. Em đã khóc trắng đêm.
thức trắng đêm
Anh nói: "Anh không gọi điện thoại cho ai – anh chẳng nhắn tin cho ai". Em trả lời: "Tại sao em phải tin anh? Em cũng đã từng tin như thế rồi anh ạ". Anh dịu dàng: "Ừ nhỉ, tại sao em phải tin anh".
Em vừa thoát khỏi cơn bệnh nặng. Em không hiểu tại sao vào cái đêm khu trọ vắng người ấy, cái đêm áp thấp nhiệt đới buồn hiu hắt đấy em đã đập cửa phòng anh. Điện cúp, bóng tối và nỗi sợ hãi cô đơn cùng cơn sốt khó chịu khiến em cần phải tìm một người nhờ giúp đỡ. Và khi ấy chỉ còn mình anh.
- Khánh, em làm sao vậy? – Anh hỏi, em thật bất ngờ khi anh đã biết tên em.
Rồi anh vội vã dắt xe ra chở em tới bệnh viện,một tay anh vừa lái,tay kia anh vòng lui sau đỡ lấy em kẻo ngã. Em bị đau ruột thừa, anh trở thành thân nhân bắt đắc dĩ cho em ngày hôm đó. Mỗi ngày em đi học, anh lại chạm mặt em khi em lách cách khóa cửa lại bước ra. Ngọn đèn chiếu rọi nơi cầu thang chung cư soi bóng anh và em hắt xuống.
Điện thoại của anh không bao giờ có tin nhắn khi ngồi với em. Anh chẳng hẹn hò cùng ai khi hai đứa mình rời quán. Anh cũng lãng mạn khi thỉnh thoảng gắn lên cửa phòng em một đóa hoa hồng,có bận đổi gió là một đóa hồng...ép khô chẳng hạn. Những đóa hoa hồng em không chờ đợi, nhưng làm em vui, rất vui.
"Em ghen ghê lắm". Em đã từng nói với anh như thế. Và anh cũng nói: "Yêu phải biết ghen". Em biết, nhà anh và nhà em chỉ cách nhau 10 mét, nhưng đó không phải là 10 mét nghìn trùng. Em biết cầu thang không dành cho hai người, chẳng có cầu thang nào dành cho hai người. Nhưng em nhìn thấy nơi chiếc cầu thang ấy vết cắt sâu hoắm ở chân anh lúc anh va phải mảnh sắt ở cầu thang ,khi đó anh cõng em xuống trong cơn đau đêm mất điện. Nghe tiếng anh thì thầm: "Chịu đau một tí cô bé". Ừ, chịu đau một tí.
Chỉ lúc ấy thôi em đã âm thầm nhận ra điều gì đó, và nó đã thành sự thật.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

“Nếu bạn không thể bay...Thì hãy chạy.

Nếu bạn không thể chạy…Thì hãy đi bộ.

Nếu bạn không thể đi bộ…Thì hãy bò.

NHƯNG CHO DÙ BẠN LÀM GÌ ĐI NỮA,

THÌ BẠN VẪN PHẢI TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC."

- Martin Luther King Jr

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Những biểu tượng về sự phi thường của phụ nữ

Lịch sử thế giới đã chứng minh, lòng gan dạ và sự quả cảm có thể làm nên những phụ nữ phi thường.

Dưới đây là những câu chuyện đằng sau những biểu tượng về những phụ nữ phi thường như thế.
Người phụ nữ chống lại nạn phân biệt chủng tộc
Vào năm 1963, tại vùng Cambridge, Maryland (một tiểu bang thuộc Trung Đại Tây Dương) có một sự chia rẽ sắc tộc diễn ra rất mạnh mẽ. Thậm chí nơi đây còn có một con phố mang tên Race Street để ngăn cách 2 nửa thành phố, những người da đen sống ở một bên và người da trắng ở phần còn lại. Dù được cho là nơi “chia rẽ nhưng công bằng”, những người Mỹ gốc Phi không hề được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế cũng như có việc làm hay được tham gia vào trong đội ngũ chính quyền. Trước tình cảnh đó, một người phụ nữ da màu tên là Gloria Richardson (sinh năm 1922) đã mở một cuộc biểu tình với mong muốn thay đổi được thực trạng này. Vào thời điểm đó, có rất nhiều cuộc biểu tình và tuần hành diễn ra trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên điểm khiến Richardson khác biệt là cách bà phản ứng lại với chính quyền. Khi chính quyền da trắng đề nghị đưa ra một khu vực chung ở giữa phần đất của người da đen và da trắng, bà đã từ chối và vẫn tiếp tục cuộc biểu tình. Ngay cả khi Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ, ông Robert Kennedy mời bà tới Nhà trắng để giảng hòa với chính quyền, bà cũng từ chối bỏ phiếu cho dự thảo họ đưa ra. Theo bà, các quyền cơ bản không phải để bỏ phiếu. Theo đó: "Một công dân hạng nhất không cần phải cầu xin chính quyền da trắng về những thứ mà người da trắng không có quyền tước đoạt hoặc cho đi. Quyền con người là quyền con người, không phải quyền của người da trắng".
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.
Cuộc biểu tình tiếp tục kéo dài và lực lượng Vệ binh quốc gia được triển khai tới Cambridge. Chính tại thời điểm đó, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được hình ảnh cương nghị đầy dũng cảm của bà Richardson dù bị giải đi với súng và lưỡi lê kề bên cạnh.
Người phụ nữ bị cạo đầu
Đối với bất cứ người phụ nữ nào, mái tóc chính là linh hồn họ, biểu tượng của sự nữ tính. Vậy mà vào những năm 1940, sau thế chiến thứ 2, đã có rất nhiều người phụ nữ bị chịu hình phạt cạo đầu. Họ là những người phụ nữ Pháp trong các trại tập trung và có quan hệ tình cảm với lính Đức. Ở thời điểm đó, việc có bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào với lính Đức là điều không được xã hội chấp nhận, họ bị cạo đầu, dẫn giải quanh thành phố để bêu riếu. Đã có khoảng 20 nghìn người bị trừng phạt theo cách này. Bị tổn thương tinh thần nặng nề, đã có không ít hình ảnh được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Robert Capa, với những người phụ nữ khóc nức nở cúi đầu chấp nhận số phận khi bị cạo đầu, nhưng bên cạnh đó vẫn có những người thể hiện được tình thần cứng rắn, kiên cường trước hình phạt hà khắc. Nhiếp ảnh gia hoàn toàn bất ngờ khi ghi lại được những ánh nhìn trực diện vào ống kính như một sự phản kháng đối đầu lại việc trừng phạt trên.
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.
Những hình ảnh ghi lại việc rất nhiều phụ nữ Pháp bị cạo đầu bêu riếu sau CTTG 2 vì đã có quan hệ tình cảm với lính Đức.
Người phụ nữ mang thời trang tới vùng chiến sự
Meliha Varesanovic là một người phụ nữ vô cùng đặc biệt. Bà làm việc tại Sarajevo vào năm 1995, trong thời gian diễn ra cuộc bao vây thủ đô được cho là lâu nhất trong lịch sử hiện đại. Trong hơn 4 năm, người Bosnia đã bị bao vây bởi lực lượng của hơn 13 nghìn lính Serbia. Quân Serbia tìm cách tiêu diệt dần dân số Sarajevo bằng cách nã pháo vào các khu vực đông người và dùng lính bắn tỉa để nhắm vào cư dân thành phố. Trong nhiều năm, người Bosnia phải đối mặt với việc di chuyển hết từ tòa nhà này sang toà nhà khác với nỗi lo về việc mình trở thành mục tiêu của các tay bắn tỉa.
Trong hoàn cảnh như vậy, để đối mặt với bom đạn, sự tra tấn về tinh thần cũng như thể xác, bà Meliha đã chọn cách ăn mặc thật đẹp và hợp mốt. Bà luôn ngẩng cao đầu và tới nơi làm việc như thể quân đội Serbia không hề tồn tại. Bà nhìn qua những người lính đang bao vây thành phố như thể họ không có mặt ở đó. Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia người Anh, Tom Stodart chụp Verasanovic trên đường tới nơi làm việc đã cho thấy rõ sự đối lập giữa thời trang và sự khắc nghiệt của chiến tranh.
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.Meliha Varesanovic chọn cách ăn mặc thật đẹp và thời trang để đồi mặt với nỗi sợ hãi vì chiến tranh.
Bằng cách đó bà đã truyền đi thông điệp của mình với quân đội Serbia rằng : "Các người sẽ không bao giờ đánh bại được chúng tôi". 20 năm sau, vị nhiếp ảnh gia quay lại Sarajevo và lại tìm thấy Varesanovic. Bà vẫn sang trọng như ngày nào, vô cùng thời trang và tự tin bước trên đường phố.
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.20 năm sau bà Meliha vẫn giữ được cho mình vẻ ngoài thời trang cùng phong thái tự tin bước trên đường phố.
Người phụ nữ không để cái chết chia cắt mình với tình yêu
Ở Hà Lan, có một nơi mà dân cư bị chia cắt hoàn toàn bởi tôn giáo. Người theo đạo Tin Lành và người theo đạo Thiên Chúa có trường học, báo chí, ngân hàng, bệnh viện của riêng mình và họ không bao giờ ngồi chung với nhau trừ khi ở cơ quan chính quyền. Có thể nói, quan hệ giữa 2 phe như nước với dầu, không bao giờ có thể trộn lẫn với nhau. Do đó, khi một nữ quí tộc Thiên Chúa giáo có tên là J.C.P.H. van Aefferden cưới một thường dân theo đạo Tin lành có tên J.W.C. van Gorkum vào năm 1842, họ đã vấp phải rất nhiều sự phản đối từ cả 2 cộng đồng với cuộc hôn nhân này. Vượt qua dư luận, cặp vợ chồng van Gorkum đã sống hạnh phúc cùng nhau trong suốt 40 năm cho tới khi người chồng qua đời năm 1880. Là một người theo đạo Tin lành, người chồng được chôn ở khu vực riêng có tường bao ở nghĩa trang, tách biệt với khu vực cho người Thiên chúa. Và như vậy, nếu bà Van Gorkum qua đời, bà sẽ được chôn trong một lăng mộ lớn cùng gia đình ở khu vực tách biệt với nơi chồng bà an nghỉ. Tuy nhiên, bà Van Gorkum đã không để điều đó xảy ra, bà lên một kế hoạch và 8 năm sau khi qua đời, bằng cách nào đó thay vì được chôn ở khu lăng mộ của gia đình, bà đã chọn an nghỉ ở ngày phía tường đối diện với ngôi mộ của chồng bà. Hai ngôi mộ nằm sát cạnh nhau qua một bức tường và nối với nhau bởi đôi bàn tay đang năm chặt.
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.

Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.
http://canotodientu.vn 
Ảnh chụp bà Gloria Richardson và
những người biểu tình đối mặt với quân đội quốc gia Hoa Kỳ.
Dù thuộc hai tôn giáo khác nhau, hai vợ chồng bà Van Gorkum đã không để bị chia lìa, kể cả khi họ đã qua đời.
Người phụ nữ nhảy lên mui xe tổng thống Iran
Vào tháng 4/2012, tổng thống Iran tới thăm thành phố cảng Bandar Abbas. Khi đó, ông bị một đám đông bao vây và dừng cả đoàn xe trên đường. Các vệ sĩ không thể ngăn được việc người dân chuyển tới tổng thống hàng loạt lá đơn kêu cứu. Giữa sự hỗn loạn đó, một người phụ nữ đã tìm được đường tới trước xe tổng thống và leo lên mui xe. Mặc cho việc các vệ sĩ kéo chân mình cũng như đám đông hò hét ra hiệu, hay chính tổng thống Ahmadinejad đang nhìn chằm chằm vào mình, người phụ nữ tiếp tục leo lên nóc xe. Trước khi bày tỏ quan điểm với tổng thống, người này còn quay lại yêu cầu đám đông im lặng.
Người phụ nữ Iran gan dạ đã bất chấp
đám đông leo lên trước mui xe của tổng thống.Người phụ nữ Iran gan dạ đã bất chấp đám đông leo lên trước mui xe của tổng thống.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

NẾU CÓ THỂ, XIN NGƯỜI HÃY Ở LẠI NƠI ĐAU THƯƠNG ẤY!


        Trời đang mưa. Ngồi chat facebook  với một cô bạn cũ, cô ấy vừa chia tay một cuộc tình và người mang đau thương là cô bạn của tôi. Sau cuộc tình đầy nước mắt cô ấy quyết định đi đến một thành phố khác, tìm một công việc mới, hy vọng một cuộc sống mới. Cô ấy có nói một câu “ xa nơi giông bão..đến nơi khác có nắng ấm hơn không..”. Nói với cô ấy “có thể có mà cũng có thể không”. Trả lời như thế rồi tự nhiên lại suy nghĩ một chút. Thực sự thì khi bị tổn thương sâu sắc thì ra đi tìm một nơi để xoa dịu tâm hồn là tốt hay dũng cảm ở lại đối mặt với quá khứ mới là tốt?

        Ra đi, liệu có quên được không?

        Khi trái tim tổn thương, có nhiều người chọn ra đi, đi thật xa. Ra đi để hy vọng rằng không gian mới, con người mới, không khí mới sẽ làm khỏa lấp những tháng ngày buồn đau xưa cũ, như cách mà cô bạn của tôi đã làm. Nhưng tôi vẫn thường nghĩ, cái mà cô bạn tôi cũng như mọi người cần có lẽ là một con người mới, một tâm hồn mới thì tốt hơn. Tâm lí chung của con người là đi xa nơi làm họ tổn thương, quay lưng chối bỏ quá khứ để tìm quên. Nhưng rồi trong bao nhiêu người đã ra đi ấy có bao nhiêu con người là thực sự “ra đi”, thực sự “vứt bỏ” được quá khứ cần chối bỏ phía sau. Hay chỉ là bước chân mang thể xác ra đi mà tâm mãi còn ở lại. Thực sự chối bỏ quá khứ sao? Có bao nhiêu người làm được?. Con người khi sinh ra cho đến lúc chết đi ai cũng sẽ phải mang theo hỷ, nộ, ái, ố như một phần sinh mệnh của mình. Vứt bỏ một phần sinh mệnh liệu ta có còn sống nổi không?.

       Con người ai cũng có một nơi lưu giữ tài sản tâm hồn quý giá vô cùng, đó là kí ức. Kí ức, nó có sức mạnh hơn bất cứ một chiếc USB, một chiếc thẻ nhớ, một thiết bị lưu trữ hiện đại chức năng bậc nhất nào. Những kỉ niệm ấu thơ, những người thân trong gia đình, những người bạn thân thuộc, những khoảnh khắc khó quên,…tất cả chúng đều được chúng ta lưu giữ trong từng ngăn kí ức. Những đau thương cũng được lưu giữ ở chính nơi này. Mà con người ta ra đi, bỏ lại phía sau tất cả mọi thứ nhưng lại mang theo bên mình thứ cần phải bỏ lại nhất_kí ức. Chúng ta sẽ không thể quên, không thể chối bỏ chúng cho đến khi nào loài người tìm ra một loại thuốc giúp người ta loại bỏ những phần kí ức muốn quên. Vậy trong khi chờ đến ngày loại thuốc kia ra mắt, những người mang đau thương ra đi, rồi có chắc sẽ vứt bỏ được những ưu thương?

         Càng chối bỏ, ta lại càng nhớ. Con người ta chỉ thực sự lãng quên những đớn đau khi bản thân thôi chối bỏ nó. Khi bản thân một người bình thản nhắc tới nỗi đau trong lòng như kể một câu chuyện đời thường, nhẹ nhàng như người trong câu chuyện chỉ là một người bạn nào đó tình cờ quen biết thì ta biết người ấy đã thôi đau. Vì vậy hãy tập cách chấp nhận phận kí ức cần lãng quên kia như một phần cuộc đời, đừng trốn tránh. Còn trốn tránh là còn sợ hãi, còn ám ảnh, còn nhớ. Đừng để nỗi đau trong chiếu USB mang tên kí ức, hãy rửa nó ra thành những tấm ảnh và mang nó theo bên người từng ngày. Những tấm ảnh theo thời gian rồi sẽ nhạt màu. Những tấm ảnh được xem nhiều lại càng nhanh phai màu hơn những tấm ảnh được giữ gìn, được cất kĩ. Vì vậy nếu cứ né tránh đau thương con người ta sẽ vô tình tạo ra một cách gìn giữ chúng, hãy cứ nhìn ngắm nỗi đau cho đến ngày chúng mờ phai.

         Nếu có thể, xin hãy ở lại nơi đã làm mình đau.

          Ở lại để nhìn mình quằn quại từng ngày trong đau đớn khi đi qua những nơi chốn quen thuộc, thổn thức từng đêm khi những kỉ niệm tràn về. Có thể nhiều người cho đó là tàn nhẫn với chính bản thân mình, nhưng đó cũng là một cách làm cho mình chai sạn với đau thương kia. Thà đau đến lịm người đi rồi không bao giờ đau nữa còn hơn cứ để tim mình nhói hoài không thôi. Con người ta hay nhớ một kỉ niệm nào đó khi đi qua những nơi chốn quen thuộc. Nếu đi xa, đến một nơi khác, mỗi khi đến những nơi giống trong kí ức nỗi đau kia ngay lập tức sẽ tràn lên, vậy chi bằng cứ ở lại nơi này, nhìn nơi quen thuộc ấy hoài cho quen đi. Rồi một lúc nào đó đau đớn sẽ thôi khi mà nơi từng là kỉ niệm khắc cốt ghi tâm cũng chỉ còn bình thường như nhiều nơi khác ta đã đi qua.     

         Ở lại để khi mềm yếu nhất trong cơn đau ta có nơi để tựa. Có chắc rằng khi ở nơi mới ta sẽ thôi đau?. Chuyện gì cũng cần thời gian để tiếp nhận, để quen dần, đau thương cũng vậy, cũng cần thời gian để quên. Vậy trong thời-gian-để-quên đó, những khi chợt thấy đau thắt lòng, cảm giác trái tim vỡ tan thành nhiều mảnh và lồng ngực bị bóp nghẹt đến không thở nổi có ai sẽ ở bên ta nơi xa lạ đó, ai sẽ thấu hiểu cho nỗi đau ta trải qua. Khi xung quanh toàn là những người xa lạ, ta sẽ không thể tìm thấy một người cho dù chỉ là để ngồi cùng cho bớt cô quạnh. Nhưng nếu là nơi ta đã bỏ ra đi, chắc chắn sẽ có người bên ta, sẽ có người tìm ta. Vì nơi đó có những người thân quen với ta, những người sẵn sàng dìu ta đi qua nỗi đau. Xin đừng chối bỏ.
Loadcell  | loadcell QS-A | loadcell ZSFY | loadcell ZEMIC digital
          Ở lại để thấy mình đứng lên sau những vấp ngã, đổ vỡ, đứng lên ngay trên chính nơi mình đã từng nằm xuống một cách tiều tụy. Ở lại để thấy mình mạnh mẽ mà vượt qua. Người ta sẽ không thể tìm thấy chính mình khi không đứng trên mảnh đất từng làm mình đau, không thể có động lực khi mà xung quanh không có lực tác động. Chỉ có nơi con người ta muốn quên mới có thể thắp lên ngọn lửa sống trong mỗi người. Vì nơi đó là nơi đã quá quen thuộc, nơi đó có bạn bè, có đồng nghiệp, có gia đình, những mối quan hệ, nơi mà câu chuyện đau thương của bản thân cũng đã quen thuộc với mọi người xung quanh. Khi đó ta sẽ muốn cho xung quanh thấy mình không phải là kẻ vô dụng, mình có thể vượt qua. Những động lực đó sẽ giúp ta đứng lên và đi nhanh qua nỗi đau.

           Vì vậy, nếu có thể, xin người hãy ở lại nơi đau thương ấy, rồi một ngày nơi ấy sẽ khiến người cười vui mà quên đi nước mắt đã từng!