Mới đây VKSND tối cao đã phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Á Châu
Cân bàn 100 kg | Can bàn 100 kg | Cân bàn 150 kg | Can bàn 150 kg | Cân bàn 200 kg | Can bàn 200 kg | Cân bàn 300 kg | Can ban 300 kg
VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB) vì có dấu hiệu đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB) cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản ký kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ACB. Cũng vì vậy, việc ông Cang đã xuất ngoại đặt ra dấu hỏi lớn về vấn đề giải quyết vụ án.
Đình chỉ điều tra quá vội vàng
Ngày 21-1, TS Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, cho rằng thông thường khi được đình chỉ điều tra, cá nhân liên quan đã trở thành một công dân có đầy đủ quyền tự do đi lại và làm những việc mà pháp luật không cấm đoán. Nếu cơ quan tố tụng phục hồi điều tra phải thông báo cho ông Cang và gia đình biết. Do ông Cang đã xuất ngoại nên gia đình có trách nhiệm thông báo cho ông Cang biết phải có mặt tại Việt Nam theo yêu cầu để làm nghĩa vụ của một bị can.
Ông Phạm Trung Cang.
Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích thêm việc điều tra sau khi đã phục hồi điều tra vẫn được CQĐT tiến hành dù ông Cang có hiện diện hay không. Một khi kết quả điều tra xác định ông Cang có dấu hiệu tội phạm với tội danh cụ thể, CQĐT sẽ ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ sang VKSND, VKSND sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ để thực hiện giai đoạn truy tố, ban hành cáo trạng.
Nếu ông Cang không hiện diện và cũng không biết ở đâu, VKSND sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, yêu cầu CQĐT thực hiện thủ tục truy nã, khi bắt được sẽ xử lý theo quy định. Các phần liên quan đến các bị can khác trong vụ án vẫn tiếp tục giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chỉ ra nhiều dấu hiệu phạm tội của ông Cang, các mối quan hệ với những cá nhân phạm tội khác trong vụ án. Thế nhưng, VKSND Tối cao lại đình chỉ điều tra đối với ông Cang là quá vội vàng.
“Điều đó cho thấy việc nhìn nhận đánh giá sự việc chưa được thấu đáo. Đây là vụ án tham nhũng lớn, theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, lẽ ra những người liên quan phải thuộc diện kiểm soát, theo dõi cho tới khi điều tra, xét xử xong. Trong vụ án này, dù được đình chỉ điều tra thì khi tòa án xử, ông Cang cũng có thể trở thành một nhân chứng quan trọng” - ông Hậu nói.
Có thể Quốc hội sẽ vào cuộc
TS Vũ Đức Khiển - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao - cho rằng vụ việc có dấu hiệu vi phạm hoạt động tư pháp. Theo ông Khiển, trong một vụ án nghiêm trọng, dù đã đình chỉ điều tra thì người liên quan vẫn thuộc diện theo dõi đặc biệt, thậm chí tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất cảnh cho tới khi xét xử xong vụ án.
“Việc ông Cang xuất cảnh ra nước ngoài có nhiều dấu hiệu của việc bỏ trốn. Bây giờ, các cơ quan chức năng cần xem xét việc gỡ bỏ lệnh xuất cảnh đối với ông Cang có được bàn bạc, trao đổi và thống nhất giữa CQĐT Bộ Công an và VKSND Tối cao hay không?” - ông Khiển nói.
Ông Khiển cũng cho rằng nếu ông Cang có ý định bỏ trốn, việc truy bắt, dẫn độ về nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp Việt Nam và đất nước ông Cang đang cư ngụ ký kết hiệp định hỗ trợ tương trợ tư pháp, việc phối hợp, hỗ trợ để đưa ông Cang về nước cũng không dễ bởi còn phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của CQĐT nước bạn và nhiều vấn đề khác. Không đưa được ông Cang về nước, việc giải quyết vụ án cũng sẽ khó khăn.
Theo ông Khiển, vụ việc có dấu hiệu vi phạm hoạt động tư pháp nên thẩm quyền giải quyết, làm rõ thuộc về CQĐT hình sự của VKSND Tối cao. Trường hợp kết luận cuối cùng khẳng định không có vi phạm trong việc đình chỉ điều tra và gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có thể yêu cầu VKSND Tối cao báo cáo sự việc để tiến hành giám sát đặc biệt, thậm chí điều tra độc lập về việc này.
“Nếu thấy tính chất vụ việc phức tạp và cần thiết, Quốc hội có thể thành lập ủy ban lâm thời điều tra về vụ việc vi phạm hoạt động tư pháp để Phạm Trung Cang bỏ trốn ra nước ngoài” - ông Khiển nhấn mạnh.
Xem xét việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang được gỡ bỏ, ngày 12-12-2013, VKSND Tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án. Như vậy, tại thời điểm lệnh cấm xuất cảnh được gỡ bỏ, ông Cang vẫn đang là bị can. Trong vụ việc này cũng cần làm rõ vì sao lệnh cấm xuất cảnh được gỡ bỏ trước khi ban hành quyết định đình chỉ điều tra bị can.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét